Bạn có biết Shift Leader là gì và trách nhiệm của vị trí này?
Shift leader là Trưởng ca, một vị trí quan trọng trong nhà hàng, có quyền hạn trong khung thời gian nhất định. Hiện đây là vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao, được rất nhiều nhà hàng săn tìm ứng viên. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn trách nhiệm và công việc của shift leader như thế nào trong bài dưới đây nhé.
Shift leader chỉ vị trí Trưởng ca trong nhà hàng khách sạn (Ảnh Internet)
Như đã giới thiệu, Shift leader là vị trí Trưởng ca, có quyền hạn quản lý một nhóm nhân viên thuộc khu vực phân công trong thời gian nhất định.
Nhiệm vụ cụ thể của Shift leader sẽ theo dõi chấm công; hướng dẫn và đào tạo trực tiếp các nghiệp vụ chuyên ngành; kiểm tra, giám sát thái độ làm việc của nhân sự dưới quyền; phục vụ khách hàng; giải quyết khiếu nại trong phạm vi quyền hạn.
Tại một số mô hình nhà hàng, Shift leader được hiểu như Captain, tức Trưởng ca/ Tổ trưởng – người chịu sự giám sát, quản lý và chỉ đạo công việc trực tiếp từ Giám sát, Quản lý nhà hàng.
Mặc dù được Shift leader hay Captain được hiểu là Trưởng ca/ Tổ trưởng, tuy nhiên giữa hai vị trí này vẫn có sự khác biệt. Nếu như Captain chỉ Trưởng ca phụ trách quản lý và điều hành một nhóm nhân viên phục vụ thì Shift Leader chỉ chức vụ Trưởng ca cho nhiều bộ hơn hơn phạm vi nhà hàng – khách sạn như: Trưởng ca Lễ Tân, Trưởng ca Bar/ Pub, Trưởng ca Tạp vụ; …
Vì vậy, Shift Leader có nhiệm vụ cụ thể như sau:
Phân công công việc cụ thể và vị trí làm việc cho từng nhân viên thuộc nhóm phụ trách.
Trong thời gian nhất định và đối với nhóm quản lý, Shift leader có quyền và trách nhiệm phân công, điều động nhân viên thực hiện các công việc trong nhóm hoặc hỗ trợ các nhóm khác, bộ phận khác khi cần.
Kiểm tra sự hoàn thành các công việc vệ sinh, setup chuẩn bị đón khách vào đầu mỗi ca/ trước giờ phục vụ khách.
Quản lý chất lượng của các công dụng cụ, trang thiết bị được phân công trong nhà hàng. Đảm bảo tình trạng sử dụng và số lượng.
Kiểm tra máy móc, thiết bị, tình hình vệ sinh thuộc khu vực phụ trách mỗi trước và sau ca làm việc khi nhận hoặc bàn giao ca.
Đề xuất sữa chữa, bảo trì hoặc thay mới các máy móc, thiết bị kịp thời khi phát hiện hư hỏng, kém chất lượng.
Trong trường hợp khẩn cấp, Shift leader sẽ hỗ trợ các nhân viên để phục vụ khách hàng (Ảnh Internet)
Phối hợp với Trưởng ca khác kiểm tra tình trạng nguyên vật liệu. Đề xuất nhập/ xuất kho lên Giám sát/ Quản lý nhằm đảm bảo chất lượng công việc và dịch vụ.
Hỗ trợ khi thiếu người hoặc khách đông như một nhân viên trong nhóm.
Chịu trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn cho nhân viên thuộc nhóm phụ trách. Định kỳ kiểm tra năng lực của các nhân viên trong nhóm.
Trong quyền hạn của mình, Shift leader giải quyết các khiếu nại, thắc mắc, phàn nàn của cả khách hàng và nhân viên đang quản lý. Báo cáo, xin ý kiến xử lý của Giám sát/ Quản lý khi cần.
Giám sát thái độ làm việc của toàn bộ nhân viên trong nhóm phụ trách. Đề bạt khen thưởng những nhân viên xứng đáng lên cấp trên xét duyệt.
Báo cáo công việc cho cấp trên theo định kỳ hàng ngày/ tuần/ tháng vào cuối mỗi buổi làm việc của ngày/ tuần/ tháng tương ứng.
Tham gia các khóa đào tạo, lớp tập huấn nâng cao kỹ năng, trình độ và nghiệp vụ quản lý khi được phân công.
Ngoài ra, thực hiện các công việc khác theo yêu cầu và sự phân công của Giám sát/ Quán lý nhà hàng.
Mức lương hiện nay là các Shift leader trong nhà hàng – khách sạn nhận được dao động từ 5 – 8 triệu đồng/tháng. Ngoài mức lương cơ bản này, các Shift leader được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định các khoản trợ cấp, phụ cấp, service charge (phí dịch vụ),… Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí Shift leader và có cái nhìn tổng quan hơn với nghề phục vụ trong nhà hàng – khách sạn.
Để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn lại vừa đảm bảo doanh thu tốt nhất luôn là những mục tiêu hàng đầu mà doanh nghiệp mong muốn đạt được. Có rất nhiều kỹ năng cũng như giải pháp giúp phục vụ khách hàng và tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong đó, phải kể đến upselling là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vậy kỹ năng upselling trong nhà hàng có vai trò quan trọng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Comments