top of page

Upselling là gì? Bí quyết thực hiện upselling hiệu quả

Để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn lại vừa đảm bảo doanh thu tốt nhất luôn là những mục tiêu hàng đầu mà doanh nghiệp mong muốn đạt được. Có rất nhiều kỹ năng cũng như giải pháp giúp phục vụ khách hàng và tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong đó, phải kể đến upselling là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vậy upselling là gì và có vai trò quan trọng như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để tìm ra lời giải đáp nhé!

Upselling là gì ?

Upselling là một kỹ thuật bán hàng gia tăng nhằm thuyết phục, khuyến khích khách hàng mua một phiên bản đắt tiền, nâng cấp hoặc cao cấp hơn sản phẩm ban đầu mà họ đã chọn lựa. Việc này được thực hiện thông qua quá trình bạn giới thiệu đến khách hàng những lợi ích và ưu đãi mà họ sẽ có được khi chi nhiều tiền hơn cho sản phẩm.

Upselling là nghệ thuật bán gia tăng sản phẩm tới khách hàng (Ảnh Internet)

Tại sao phải sử dụng kỹ thuật upselling trong kinh doanh?

Upselling trong kinh doanh thực tế là một quá trình bán hàng không đòi hỏi ở bạn nhiều thời gian hay cất công tìm kiếm khách hàng mà vẫn có thể mang đến doanh thu cao. Những gì bạn cần chỉ là tập trung tối đa hóa doanh thu từ khách hàng vừa mua xong sản phẩm. Sau đó, bạn chỉ việc giới thiệu thêm các sản phẩm mang lại lợi ích cho họ dựa trên mối quan hệ đã được thiết lập sẵn.

Các doanh nghiệp về lĩnh vực thương mại điện tử thường kết hợp các kỹ thuật bán gia tăng (upselling) và bán chéo (cross-selling) nhằm tăng giá trị đơn đặt hàng và tối đa hoá lợi nhuận. Ngoài ra, upselling cũng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh Nhà hàng - Khách sạn.

>>> Bạn muốn tìm hiểu về công việc của giám sát viên, hãy click vào đây nhé.

Các phương pháp thực hiện kỹ thuật upselling hiệu quả

Upselling chỉ thật sự thành công dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu của khách hàng và làm cho quá trình trải nghiệm mua sắm của họ trở nên thú vị hơn. Hãy nhớ rằng, khi upselling tốt là luôn mang đến cho khách hàng cảm giác như họ đã mua được những sản phẩm tốt với giá hời. Dưới đây là một số phương pháp gợi ý tốt nhất để bạn áp dụng kỹ thuật upselling hiệu quả:

  • Tạo hứng khởi cho các khách hàng và dành tặng họ những món quà hoặc ưu đãi về việc chi tiêu nhiều tiền hơn cho quá trình mua hàng. Ví dụ như cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí hoặc giảm giá mua hàng trong lần sau.

  • Sử dụng so sánh song song để chứng minh giá trị của hai sản phẩm hoặc cho phép trải nghiệm dùng thử sản phẩm được upselling. Điều này sẽ giúp khách hàng thấy ngay được lợi ích của sản phẩm.

  • Đảm bảo rằng sản phẩm bạn đang cố gắng tăng doanh thu nằm trong phạm vi giá cả hợp lý. Khách hàng hiếm khi muốn trả hơn 25% số tiền mà họ dự định chi tiêu.

Sản phẩm bán thêm không được phép vượt quá 25% giá của sản ban đầu. Ảnh: Internet

  • Đừng vội vàng hối thúc họ, thay vào đó hãy đưa ra các lựa chọn thay thế có sẵn và dành cho khách hàng đủ thời gian suy nghĩ để tự quyết định.

  • Khéo léo tạo cảm giác khẩn cấp bằng những thông báo như: sản phẩm số lượng có hạn hoặc nhắc nhở họ rằng phiếu mua hàng sẽ chỉ có sẵn trong một thời gian giới hạn.

  • Đề xuất các sản phẩm thực sự mang lại giá trị cho khách hàng.

  • Nhắc nhở khách hàng về những rủi ro khi bỏ lỡ cơ hội, không tận dụng ưu đãi.

  • Sử dụng đúng ngôn ngữ để truyền đạt những lợi ích của việc mua hàng hoặc những rủi ro khi không mua sản phẩm được đề nghị.

  • Hiển thị một loạt các sản phẩm tương tự nhưng đừng quá nhiều, điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy phân vân và đưa ra quyết định.

Với những trường hợp upselling không hiệu quả, bạn đừng vội bỏ cuộc mà thay vào đó hãy khéo léo sử dụng chiến thuật down-selling. Đây là một kỹ thuật bán hàng ngược lại với upselling, thông thường down-selling chỉ sử dụng để chào bán một sản phẩm hoặc dịch vụ có giá thấp hơn sản phẩm ban đầu. Mục đích của down-selling là làm giảm thiểu tỷ lệ khách hàng không mua hàng vì vấn đề giá cả, khi áp dụng kỹ thuật này chắc chắn doanh thu cũng tăng lên rõ rệt.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, Hospitality nói chung và Hospitality Management nói riêng là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển bậc nhất hiện nay, Vậy bạn đã biết Hospitality và Hospitality Management là gì chưa? Hãy click vào để tìm hiểu thêm nhé.


Comments


Featured Posts
Recent Posts
Archive
Search By Tags
No tags yet.
Follow Us
  • Facebook Social Icon
  • Twitter Social Icon
  • Google+ Social Icon
bottom of page